Loading...

Âm nhạc ảnh hưởng thế nào lên bộ não của trẻ?

17/02/2022 02:27:49
343

 

Nhà giáo dục nổi tiếng của Mỹ Jaime Escalante từng nói “If we expect kids to be losers they will be losers; if we expect them to be winners they will be winners. They rise, or fall, to the level of the expectations of those around them, especially their parents and their teachers”.

Là cha mẹ, chúng ta mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái mình, về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Chúng ta mong muốn chuẩn bị cho con hành trang để nếu một ngày con phải rời xa vòng tay cha mẹ thì con có thể tự lập một cách vững vàng giữa cuộc đời. Thành quả tương lai của con phụ thuộc rất nhiều vào sự thúc đẩy của cha mẹ ở những giai đoạn trước khi con trưởng thành. Có nhiều phương pháp và nhiều công cụ khác nhau cha mẹ có thể dùng để hỗ trợ con cái. Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về giá trị của âm nhạc trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Có lẽ chúng ta đã nghe rất nhiều rằng âm nhạc rất tốt cho sự phát triển trí não, giúp trẻ thông minh hơn, hạnh phúc hơn. Điều này phải chăng chỉ là truyền thuyết người ta kể cho nhau nghe từ đời này qua đời nọ ư? Thực tế, rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được điều này.

I. Tác động của âm nhạc lên não

Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong các nền văn hóa từ thời xa xưa đến nay.

Đã từ lâu, chúng ta cho rằng âm nhạc tác động vào não phải và khả năng giỏi nhạc là nhờ sự phát triển trội của não phải. Nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy âm nhạc ảnh hưởng lên cả 2 bên não, nghe nhạc và chơi nhạc có quan hệ mật thiết với các vùng não mà chúng ta đã xác định được (chúng ta chưa hiểu rõ tất cả các vùng của não).

Nhờ sự phát triển của MRI, người ta thấy rằng khi một người nghe nhạc thì có nhiều vùng não sáng lên. Kỳ diệu hơn nữa, khi một người chơi nhạc thì tất cả các vùng não của họ đều sáng lên, trông không khác gì pháo hoa. Điều này có nghĩa là, khi nghe nhạc thì kích thích một số vùng não, nhưng chơi nhạc thì kích thích toàn bộ não. Khi nghe hoặc chơi nhạc bạn thích thì lưu lượng máu về não sẽ tăng lên nhiều hơn so với khi bạn nghe hoặc chơi loại nhạc bạn không thích.

Cũng nhờ MRI, các nhà khoa học thấy rằng não của những người chơi nhạc thường xuyên (vd: nhạc sĩ, nhạc công,…) có bộ não to hơn não người không chơi nhạc, kết nối thần kinh tốt hơn và nhạy hơn.

II. Âm nhạc ảnh hưởng thế nào lên bộ não của trẻ?

Về mặt thể chất, chúng ta có thể theo dõi sự phát triển của trẻ thông qua sự so sánh với các mốc phát triển cân nặng, chiều cao theo những biểu đồ của cơ quan y tế hướng dẫn, để từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vận động,…để giúp trẻ phát triển tốt nhất có thể .

Năm 2020, có một nghiên cứu đã xây dựng được biểu đồ tăng trưởng não của trẻ với sự tham gia của hàng ngàn người từ 2 đến 22 tuổi, ghi nhận về vùng vỏ não và độ dày của vỏ não. Đường đen là mức độ phát triển bình thường, mỗi chấm là kết quả của mỗi cá thể. Có những kết quả nằm trên đường chuẩn và có kết quả nằm dưới đường chuẩn. Câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể can thiệp để cải thiện kết quả này hay không? Nghiên cứu cho thấy, chơi một nhạc cụ có liên quan đến sự trưởng thành độ dày của vỏ não nhanh hơn ở các vùng não liên quan đến việc lập kế hoạch và phối hợp vận động, khả năng không gian thị giác, điều hòa cảm xúc và xung động. Bên cạnh đó, thấy rằng vỏ não không bao giờ hoàn thiện nhưng cho thấy sự phát triển phụ thuộc vào trí thông minh; trong quá trình phát triển, trí thông minh liên quan đến mức độ thay đổi trong cấu trúc não nhiều hơn là liên quan tới cấu trúc não của từng người.

Nghiên cứu 1:

- Thực hiện trong 6 năm bởi 2 nhóm độc lập, hai nhóm này đánh giá độ tin cậy và thu thập kết quả của rất nhiều các nghiên đã thực hiện trên trẻ từ 4-13 tuổi.

Các can thiệp bằng âm nhạc thường được cho là có ảnh hưởng đến khả năng vận động, ngôn ngữ, nhận thức về hành vi xã hội, nhận thức và học tập (Ho và cộng sự, 2003; Costa-Giomi, 2004; Schellenberg, 2004; Forgeard và cộng sự, 2008; Standley, 2008; Jentschke và Koelsch, 2009; Southgate và Roscigno, 2009; Yazejian và Peisner-Feinberg, 2009; Strait và cộng sự, 2010).

Miendlarzewska và Trost (2014) phát hiện ra rằng đào tạo âm nhạc trong thời thơ ấu có tác động tích cực đến nhiều chức năng nhận thức và có liên quan đến những thay đổi thần kinh trong cấu trúc và chức năng của não.

Can thiệp âm nhạc bao gồm hướng dẫn / hoạt động âm nhạc có cấu trúc, tức là sử dụng nhạc cụ, hát, di chuyển, nghe, ứng tác, ký hiệu âm nhạc, luyện nhịp điệu, soạn nhạc, lớp học nhạc cụ hoặc đào tạo nhạc cụ riêng.

Ảnh hưởng về các kỹ năng:

  • Phát triển vận động tinh
  • Tăng kỹ năng xã hội (giao tiếp, thích nghi, cởi mở)
  • Cảm xúc : tăng khả năng đồng cảm
  • Tác động tích cực đến khả năng định nghĩa bản thân, lòng tự trọng.

Ngôn ngữ:

  • Tăng khả năng xử lý thính giác và nhận thức âm vị học
  • Tăng khả năng đọc: cả tốc độ và độ chính xác.

Phát triển nhận thức:

  • Trí thông minh: có tăng nhưng không nhiều
  • Trí nhớ: tăng trí nhớ thính giác và thị giác
  • Sự chú ý : tăng sự chú ý và các kỹ năng EF.

*** EF skills: nhóm học tiếng Pháp đàm thoại và nhóm học nhạc. Khả năng nói trôi chảy, phán đoán ngữ pháp và tìm kiếm hình ảnh, đều tốt hơn trước khi đào tạo.

Học lực:

  • Ngôn ngữ: hỗ trợ phát triển ngôn ngữ thứ hai (từ vựng, phát âm)
  • Toán: tăng khả năng học toán.

Nghiên cứu 2:

  • Nghiên cứu theo chiều dọc trong vòng 5 năm ở 200 trẻ từ 5-10 tuổi, đo đầu vào về hành vi và não trẻ, sau đó đo mỗi 1 năm trong vòng 5 năm, ở 2 nhóm có tác động âm nhạc và không tác động âm nhạc. Đánh giá dựa vào nhịp điệu, vì nhịp điệu tương quan với nhiều thứ như ngôn ngữ và sự chú ý. Sau 1 năm can thiệp, các bé có cải thiện hơn, theo như biểu đồ bên dưới:
  • Khả năng giữ nhịp điệu chính xác được hiển thị bằng đường màu đen. Chấm xanh là trẻ em không có can thiệp âm nhạc, chấm đỏ là trẻ đang học nhạc. Sau 1 năm, các trẻ có can thiệp âm nhạc đã cải thiện độ chính xác về nhịp điệu, cải thiện nhịp đập nhận thức, hơn nữa các em làm tốt hơn các bài kiểm tra khác về nhận thức ngôn ngữ, vỏ não vận động lớn hơn.
  • Đào tạo âm nhạc không nhất thiết chỉ để đào tạo ra các nhạc sĩ hay những người sẽ làm nghề nhạc, mà nó có thể mang lại lợi ích khác ngoài âm nhạc cho trẻ em.

Nghiên cứu 3:

Khi chia nhóm làm bài test, thì nhóm những trẻ đã được học nhạc cụ 3 năm sẽ làm tốt hơn về nhiều thứ, đặc biệt là khả năng phân biệt thính giác và kỹ năng vận động tinh. Tiếp đó là khả năng từ vựng và kỹ năng lập luận phi ngôn ngữ-chủ yếu liên quan đến việc hiểu và phân tích thông tin trực quan (xác định mối quan hệ, điểm giống và khác nhau giữa các hình dạng và mẫu).

III. Các lợi ích trong quá trình phát triển của trẻ (đối với trẻ có học nhạc cụ)

  1. Phát triển nhận thức (trí thông minh, trí nhớ).
  2. Sự tự tin (khi có thêm kỹ năng về âm nhạc khiến trẻ tự tin, khi trẻ hoàn thành 1 bài khó, cũng tăng sư tự tin).
  3. Phát triển kỹ năng xã hội (kỹ năng giao tiếp, đồng cảm thấu hiểu, tôn trọng kỹ luật, khả năng lãnh đạo).
  4. Kích thích sáng tạo (âm nhạc thay đổi cảm xúc và tinh thần).
  5. Tăng tính kiên nhẫn (rèn luyện chơi nhạc mỗi ngày/tháng/năm).
  6. Trẻ có thêm một thứ ngôn ngữ để biểu lộ cảm xúc.
  7. Phát triển vận động tinh.
  8. Phát triển ngôn ngữ.
  9. Phát triển lập luận phi ngôn ngữ.

IV. Những lợi ích kỳ diệu khác của âm nhạc

  • Một số nghiên cứu ở người bị tổn thương não, họ mất đi khả năng đọc báo nhưng vẫn có thể nhớ tên các note nhạc họ đã từng học, hay ở những người bệnh về phối hợp vận động hoặc rối loạn vận động tinh, không cài được nút áo nhưng vẫn học và chơi được piano. Trong một số bệnh lý về thoái hóa thần kinh, âm nhạc và đặc biệt là chơi nhạc có khả năng tạo ra các liên kết thần kinh mới thay thế cho những liên kết bị thoái hóa.
  • Giá trị mà âm nhạc mang lại cho con người dường như vẫn chưa được hiểu thấu đáo, còn khá nhiều khía cạnh cần được nghiên cứu thêm.

Biên soạn và dịch: Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thị Hồng Ân

Danh mục tin tức

Loading...

Tin mới nhất

Giáo viên tham gia cuộc thi khi khi đạt, sẽ được cấp chứng chỉ Giáo viên quốc tế AMEB.

Nói cách khác, chúng tôi chơi trước hết không phải là “piano” mà là chơi “âm nhạc”,

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của phương pháp sư phạm piano của Chopin là nhằm đạt được cách nhấn phím (touch) đẹp.

Mối quan tâm đặc biệt đến các lĩnh vực âm nhạc; những đứa trẻ thiên tài thường có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc từ rất sớm